Dù câu chuyện cuối cùng đã đi đến kết cục có hậu, nhưng dư luận vẫn xôn xao về các tình tiết hy hữu.
Kênh truyền hình Anhanguera đưa tin, đối với chính quyền bang Tocantins, ông Silva đã qua đời và được chôn cất ở một nghĩa trang công cộng của thành phố Augustinópolis từ năm 1995.
Điều này chỉ thực sự trở thành vấn đề với ông Silva khi cách đây 2 năm, ông không thể nhận lương hưu và tiếp cận việc chăm sóc y tế miễn phí theo bảo hiểm. Đây là lúc người đàn ông này bắt đầu điều tra nguyên nhân tại sao nhà chức trách coi ông đã chết dù bản thân vẫn sống. Ông Silva phát hiện, vợ cũ và 2 nhân chứng khác đã khai báo với chính quyền rằng ông qua đời từ năm 1995.
Ông Silva thú nhận từng thấy điều bất thường vào năm 2012, khi ông định đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử địa phương. Lúc đó, các quan chức phụ trách bầu cử nói ông không có tên trong danh sách cử tri và rằng chính quyền liệt kê ông vào danh sách những người đã mất. Thời điểm ấy, ông không quá quan tâm chuyện đã bị khai tử nhầm.
Tuy nhiên, những rắc rối trong các năm gần đây buộc ông Silva phải tìm cách chứng minh mình còn sống. Song, mọi chuyện không hề dễ dàng.
Dù kết quả kiểm tra dấu vân tay giúp xác định nhân dạng, nhưng ông Silva vẫn cần một số nhân chứng xác nhận mình chưa thực sự qua đời. Ông thậm chí phải thuê luật sư để vô hiệu hóa giấy chứng tử và được cấp giấy khai sinh hoàn toàn mới.
Ông Silva đã thắng kiện, những bí ẩn về “cái chết trên giấy tờ” của ông dường như vẫn chưa được giải mã. Các con của ông Silva tin mẹ chúng, một phụ nữ mù chữ, đã bị lừa khi khai báo ông qua đời. Ông Silva không muốn truy cứu trách nhiệm tới cùng vì cảm thấy hài lòng khi rắc rối đã được giải quyết.
Ông Trí cho rằng, trong lý luận khoa học giáo dục về kiểm tra đánh giá có 2 loại bài thi cơ bản là là bài thi đánh giá theo tiêu chí và bài thi đánh giá theo chuẩn. Ông Trí cũng đặt ra trường hợp: “Nếu thi tốt nghiệp THPT đỗ 100% có phải tổ chức thi hay không?”. Khá nhiều người nói rằng: "Thi mà đỗ 100% thi làm gì?" nhưng ông Trí nhận định, đó là câu trả lời không chính xác.
Theo ông, thi tốt nghiệp THPT cũng tương tự như thi bằng lái xe ô tô, kể cả số người đỗ là 100% vẫn cần tổ chức thi. “Bởi nếu không thi làm sao đảm bảo một người lái xe ra đường đảm bảo an toàn... Thi tốt nghiệp THPT để bảo đảm người học sau thời gian ngồi trên ghế nhà trường, hòa mình vào xã hội, họ đã đảm bảo đủ các yêu cầu cơ bản mà chương trình giáo dục phổ thông đặt ra hay chưa để bước sang một giai đoạn mới?”.
“Bài thi tuyển sinh của các trường đại học lại là một bài thi theo tiêu chí, tiêu chí là sao để chọn lựa học sinh tốt nhất cho việc hoàn thành chương trình đại học. Còn bài thi tốt nghiệp THPT là bài thi đánh giá theo chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông đã đặt ra. Hai bài thi với mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, các trường đại học cũng có thể lấy kết quả bài thi tốt nghiệp làm tiêu chí tuyển sinh của họ nếu họ thấy hợp lý”, ông Trí nói.
GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, cần cẩn trọng bởi nếu không, có thể dẫn đến việc chúng ta “trộn lẫn” nhiệm vụ đánh giá học sinh của cả 3 việc: kiểm tra đánh giá trên lớp; thi tốt nghiệp; thi đại học vào nhau. Sau đó, lấy chuẩn đánh giá vốn của thi đại học áp vào cho bài thi tốt nghiệp, hay cả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trên lớp.
“Khi Bộ GD-ĐT đưa ra đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, tôi nghĩ nên tiếp cận nó như là một cách đổi mới về cách đánh giá mới ở bài thi chính thức. Còn nếu như ở một số nơi hiện nay, quá hào hứng với định dạng đó và “ốp” nguyên vào cả những bài kiểm tra cuối kỳ ngay từ lớp 10, thậm chí từ lớp 9 rất nguy hiểm. Bởi định dạng đề khi được Bộ GD-ĐT đưa ra nhằm muốn truyền thông điệp nhiều hơn về việc dạy và học nên cởi mở, thay đổi ra sao; không phải là một hình thức đánh giá chuẩn để áp dụng một cách cứng nhắc”, ông Vinh nói.
“Khi chúng ta quá nhìn vào kỳ thi cuối cùng và tất cả các hoạt động đều đi theo kỳ thi đó thì những bài kiểm tra, đánh giá sẽ không cung cấp được nhiều thông tin cho việc học của học sinh, chỉ cũng cấp thông tin cho việc chuẩn bị cho kỳ thi. Điều này rất đáng lo ngại”.
Tại hội thảo, có ý kiến băn khoăn rằng theo chuẩn đầu ra, học sinh phải hoàn thành 3 năng lực chung, 7 năng lực đặc thù và 5 phẩm chất mới được đánh giá hoàn thành chương trình phổ thông 2018. Trong khi đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 yêu cầu thi 4 môn gồm Toán, Văn và 2 môn tự chọn. “Vậy chúng ta nên đánh giá như thế nào về việc học sinh phải thi tốt nghiệp THPT mới được hoàn thành chương trình phổ thông và cấp bằng tốt nghiệp, liệu có mâu thuẫn?”, vị này nói.
Về điều này, ông Trí cho hay, Nhà nước đưa ra chuẩn chương trình và thi tốt nghiệp THPT chỉ là khâu cuối cùng để cấp bằng. “Thực chất chúng ta còn phải xét cả điểm học bạ THPT, theo dự kiến của Bộ GD-ĐT sẽ tăng lên chiếm 50% trong cách tính điểm xét tốt nghiệp và điều này liên quan đến quá trình dạy học”, ông Trí nói.
GS Lê Anh Vinh cho rằng, nếu đáp ứng được đúng nghĩa việc giúp học sinh đạt được các phẩm chất và năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình phổ thông 2018, việc hoàn thành và có kết quả tốt ở kỳ thi tốt nghiệp THPT chắc chắn không khó với các em. Vì vậy, giáo viên và các trường không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Hoa hậu thừa nhận đã không tinh tế trong sử dụng ngôn từ, vô tình đẩy sự việc đi quá xa. Tuy nhiên, cô khẳng định bản thân không chế lời "Quốc ca" hoặc có hành động đi ngược lại với tình yêu Tổ quốc.
"Tôi là một người rất yêu nước. Tôi xin khẳng định lại trong suốt cuộc đời sẽ không bao giờ có những việc làm trái với tình yêu Tổ quốc như thế.
Tôi xin lỗi tất cả mọi người, các cơ quan ban ngành, pháp luật Việt Nam vì những ngày qua đã xảy ra sự việc không hay, gây ồn ào. Từ đây về sau tôi sẽ chú ý, cẩn trọng hơn khi lên mạng xã hội", Phương Lê bật khóc và nói.
Theo Phương Lê, nguồn cơn vụ việc xuất phát từ chuyện mâu thuẫn giữa mình và anti-fan kéo dài suốt nhiều tháng. Đỉnh điểm trong phiên livestream, cô bị một số tài khoản kích động, miệt thị bằng từ ngữ nặng nề. Do không giữ được bình tĩnh, cô đã đáp trả lại bằng câu hát trên.
"Tôi chỉ nói bâng quơ, không chủ đích hay hình dung đó là câu hát. Một số cá nhân nhân dịp này đã cắt ghép, dàn dựng, lồng nhạc với không khí căng thẳng, tạo drama khiến một số người không hiểu chuyện khi xem sẽ có cảm nhận tiêu cực về tôi", Phương Lê giải thích.
Trước câu hỏi: Chị đối mặt ra sao nếu phải nhận mức phạt của cơ quan quản lý, thậm chí là án hình sự chứ không chỉ là phạt hành chính?, Phương Lê phản hồi rằng bản thân trước nay luôn thượng tôn pháp luật. Cô không biện minh cho việc làm vừa qua và sẵn sàng trao đổi, hợp tác với cơ quan chức năng.
Phương Lê đang chờ làm việc theo đúng quy trình. Cô nói "sẽ thẳng thắn đối diện với án phạt dành cho mình".
Áy náy vì NSƯT Vũ Luân bị liên lụy
Vụ ồn ào của Phương Lê khiến những người liên quan bị ảnh hưởng, nhất là NSƯT Vũ Luân - chồng sắp cưới của cô. Trước sức ép của dư luận, nam nghệ sĩ đã xin rút khỏi vị trí giám khảo vòng tuyển chọn cuộc thi Chuông vàng vọng cổ. Nhiều ý kiến cho rằng NSƯT Vũ Luân bị vạ lây vì vụ việc của hoa hậu.
Phương Lê áy náy, gửi lời xin lỗi Vũ Luân vì vô tình làm ảnh hưởng đến anh. Dẫu vậy, nam nghệ sĩ đã động viên ngược lại và luôn bên cạnh làm điểm tựa cho cô trong giai đoạn này. Hoa hậu khẳng định cả hai vẫn hạnh phúc, hoàn toàn không sứt mẻ tình cảm.
Trước đó, cả hai công bố làm lễ đính hôn sau hơn 1 năm gắn bó. NSƯT Vũ Luân từng vướng đồn đoán về chuyện giới tính khiến chuyện tình cảm của hai người bị cho là "đậm mùi PR".
Trước tin đồn, Phương Lê khẳng định tin tưởng vào sự lựa chọn của bản thân và không quan tâm điều tiếng, thị phi.
"Tình cảm đều xuất phát từ 2 phía. Nhiều người bảo chúng tôi chiêu trò, kết hôn vì mục đích thương mại, thú thật tôi không cần làm điều đó làm gì. Tôi còn có 3 con nữa nên không thể mang chuyện tình cảm ra làm trò đùa", Phương Lê bày tỏ.
Hoa hậu cho rằng Vũ Luân là người khiến cô thực sự mở lòng sau ly hôn. Cả hai có sự đồng điệu, thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau. Bên cạnh nam nghệ sĩ, Phương Lê cảm giác được là chính mình, không phải gồng lên hay lo lắng suy nghĩ.
Hơn 1 năm gắn bó với Vũ Luân, Phương Lê có nhiều thay đổi. Ngày trước, cô sẵn sàng đáp trả lời công kích nhưng nay, cô dặn lòng thật cẩn trọng, cư xử phải hòa nhã để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra.
“Lúc này tôi chỉ mong mọi việc kết thúc sớm, không còn ồn ào kéo dài nữa. Tôi sợ người thân liên lụy, con cái đọc điều không hay rồi buồn phiền. Tôi xin lỗi nếu có hành động, câu nói trong quá khứ khiến mọi người phiền lòng, gây khó chịu", cô giãi bày.
Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM sẽ mời Phương Lê làm việcTrước đó, trong một buổi livestream, hoa hậu Phương Lê đã hát chế lời Quốc ca "Đoàn quân Việt Nam đi trong lòng của má"với giọng điệu đùa cợt. Trong phiên live còn có sự góp mặt của NSƯT Vũ Luân - hôn phu của hoa hậu. Hành động này khiến cộng đồng mạng phẫn nộ, kêu gọi cơ quan quản lý vào cuộc xử lý.
Chiều 22/8, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết đã bước đầu nắm được thông tin liên quan đến vụ việc của bà Lê Thị Hậu Phương (hoa hậu Phương Lê) về việc hát chế lời Quốc ca.
Phía Sở nói thêm: "Chúng tôi đang phối hợp với cơ quan chức năng liên quan để mời bà Lê Thị Hậu Phương (hoa hậu Phương Lê) lên làm việc và có biện pháp xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với các vụ việc liên quan đến bà trong thời gian qua".
" alt=""/>Hoa hậu Phương Lê bật khóc, xin lỗi vì vụ ồn ào chế lời Quốc ca